VỐN LƯU ĐỘNG LÀ GÌ? VAI TRÒ VÀ CÁCH TÍNH NHƯ THẾ NÀO?
Vốn lưu động là một trong những khái niệm không còn xa lạ với người làm tài chính. Tuy nhiên, nếu bạn là người mới trong ngành thì đây cũng chính là khái niệm cần phải tìm hiểu đầu tiên. Với bài viết ngay sau đây, bạn sẽ được giải đáp rõ ràng và chính xác nhất!
Định nghĩa vốn lưu động là gì?
Vốn lưu động, thuật ngữ tiếng anh gọi là Working capital, viết tắt WC. Đây là một thước đo tài chính thể hiện nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp, nhằm đáp ứng những hoạt động kinh doanh hàng ngày.
Ví dụ: Tiền trả lương nhân viên, tiền thanh toán cho nhà cung cấp, tiền trả chi phí mặt bằng, điện nước,...
Quản lý vốn lưu động là những công việc liên quan tới quản lý hàng tồn kho, các khoản phải thu và phải trả, tiền mặt.
Vốn lưu động là một dạng tài sản ngắn hạn, điều đó được thể hiện rõ nhất ở công thức tính.
Công thức cách tính vốn lưu động
VLĐ = Tài sản ngắn hạn – Nợ phải trả ngắn hạn
Trong đó,
- Tài sản ngắn hạn là các tài sản mà có thể dễ dàng chuyển đổi ngay thành tiền mặt trong ngắn hạn, các tài sản có tính thanh khoản cao. Ví dụ như tiền gửi, trái phiếu thời hạn dưới 1 năm, vàng bạc, ngoại tệ, hàng hóa, các khoản bán chịu,...
- Nợ phải trả ngắn hạn là các khoản nợ có thời hạn dưới 1 năm. Bao gồm các khoản nợ ngân hàng và cả các khoản mua chịu.
Vai trò và ý nghĩa của vốn lưu động
Vốn lưu động chính là yêu cầu đầu tiên để một doanh nghiệp hoạt động.
Thông thường, một công ty sẽ xảy ra 2 tình trạng sau:
- VLĐ có giá trị dương:
Điều này chứng tỏ tài sản ngắn hạn đang lớn hơn các khoản nợ ngắn hạn. Nhờ thế mà doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt để trả các khoản nợ tới hạn. Giúp các hoạt động sản xuất diễn ra bình thường.
- VLĐ có giá trị âm:
Chứng tỏ tài sản ngắn hạn đang nhỏ hơn các khoản nợ ngắn hạn. Cũng đồng nghĩa với việc rằng doanh nghiệp không có khả năng trả nợ và rất dễ dẫn đến tình huống phá sản.
Vậy vốn lưu động bao nhiêu sẽ tốt cho doanh nghiệp?
Để đo lường xem con số nào có lợi nhất cho một tổ chức, người ta thường dựa vào tỉ lệ vốn lưu động.
Tỷ lệ vốn lưu động (TLVLD) = Tài sản ngắn hạnNợ phải trả ngắn hạn
- Nếu TLVLD < 1: Doanh nghiệp có khả năng phá sản cao vì khả năng trả nợ khi đến hạn kém.
- Nếu 1<TLVLD<2: Doanh nghiệp có nguồn sức khỏe tài chính khá ổn định. Đây là trạng thái dễ chấp nhận nhất và thường được nhiều công ty ưa chuộng nhất.
- Nếu TLVLD>2: Dòng tiền rất ổn định và khỏe mạnh. DN hoàn toàn có khả năng trả nợ. Tuy nhiên, điều này cũng thể hiện DN có khá nhiều tài sản nhàn rỗi.
Vay vốn lưu động như thế nào?
Bạn đang có nhu cầu vay vốn lưu động để duy trì các hoạt động của doanh nghiệp? Bạn đang loay hoay không biết nên bắt đầu từ đâu? Nên làm những gì để có một bộ hồ sơ “đẹp” nhất?
Vay vốn lưu động là một trong những hình thức cho vay phổ biến nhất mà hầu hết các tổ chức tín dụng hiện nay ưa chuộng. Bởi những khoản vay này có vòng xoay vốn nhanh, giúp thu hồi vốn nhanh cũng như đem lại lãi suất tốt nhất.
Khi vay, bạn cần chú ý đến dòng tiền của mình để chọn hình thức trả nợ hợp lý nhất: trả gốc và lãi hàng tháng hay trả lãi hàng tháng và trả gốc cuối kỳ. Hình thức trả gốc và lãi hàng tháng sẽ gây áp lực cho doanh nghiệp về vốn lưu động. Còn hình thức trả gốc cuối kỳ thì giúp giảm áp lực nhưng cuối kì phải chuẩn bị đủ số tiền lớn để thanh toán.
Ngoài ra, bạn cũng cần phải chuẩn bị và lưu ý nhiều yếu tố khác. Liên hệ với SKC ngay để được tư vấn kỹ càng nhất.
Chúng tôi sẽ hỗ trợ doanh nghiệp của bạn tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn vốn của các tổ chức tài chính với lãi suất ưu đãi nhất.
Địa chỉ liên hệ:
- Hotline: 028 7301 7887
- Email: admin@smartlykapital.vn
- Địa chỉ: 64 Võ Thị Sáu, P.Tân Định, Q.1, TP. HCM